Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Bày Tỏ Thấu CảmBài mẫu

Showing Empathy

NGÀY 4 TRONG 5

Khi Chúa Giê-xu Không Khóc 




Một điều khiến Chúa Giê-xu trở nên vượt trội đó là việc Ngài đã rời bỏ Thiên đàng hoàn hảo để đến thế giới này cứu chúng ta. Ngài đã đến thế gian như một con người và trải nghiệm thử thách. Và vì vậy, Ngài đã có thể cảm thương với những người xung quanh Ngài.




Giăng 11 kể lại câu chuyện về những người bạn thiết nghĩa của Chúa Giê-xu. Ngài đã lớn lên khá gần gũi với ba người là Ma-ri, Ma-thê và La-xa-rơ. Chính xác là trong Giăng 11:5 nói rằng Chúa Giê-xu yêu họ. Bên cạnh mối liên hệ với những môn đồ của Chúa Giê-xu, thì Ngài cũng có những người bạn thiết nghĩa. Vì vậy, điều này cho chúng ta thấy rõ khi Chúa Giê-xu nghe rằng La-xa-rơ bị đau, Ngài đáng ra sẽ đến ngay, phải không? Không. Ngài chờ thêm 2 ngày nữa. Hai ngày đau lòng đối với Ma-ri và Ma-thê.





Nhưng Chúa Giê-xu đã biết kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ngài biết rằng bệnh của La-xa-rơ sẽ không "đến nỗi chết" (Giăng 11:4) và Ngài sẽ đến đó để "đánh thức người"(Giăng 11:11). Chúa Giê-xu không bị dao động rằng La-xa-rơ đã ở trong mộ 4 ngày rồi. Ngài đã nhìn thấy toàn cảnh từ buổi sáng thế và thời điểm hoàn hảo, cuối cùng Ngài khởi hành đến để gặp Ma-ri và Ma-thê. Đây là cuộc trò chuyện giữa Chúa Giê-xu và Ma-ri:




Khi Ma-ri đến chỗ Chúa Giê-xu và thấy Ngài, thì sấp mình xuống dưới chân Ngài và nói rằng "Lạy Chúa, nếu có Chúa đây, thì anh tôi không chết."Khi Đức Chúa Giê-xu nhìn thấy người khóc, và người Giu- đi với người cũng khóc, bèn cảm động mà nói, "các ngươi đã chôn người ở đâu?. Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin hãy lại coi. Đức Chúa Giê-xu khóc. Giăng 11:32-35





Đức Chúa Giê-xu khóc.Câu ngắn nhất trong cả Kinh Thánh nói về Cứu Chúa chúng ta. Điều đó củng cố rằng Đức Chúa Giê-xu hoàn toàn là Đức Chúa Trời và là một con người hoàn toàn. Ngài biết rằng La-xa-rơ sẽ không chết, và cuộc đời của những người theo Ngài sau này sẽ không bao giờ giống nhau. Nhưng Ngài khóc. Ngài cảm thương nỗi đau của họ và chính Ngài.



Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta là những chứng nhân nhìn thấy những khó khăn. Chúng ta nhìn xem một ai đó đang chịu khổ, nhưng chúng ta tin chắc rằng họ là ổn thôi. Có thể là một người bạn chúng ta đang giúp đỡ hoặc một đứa trẻ chúng ta đang nuôi. Chúng ta nhìn xem một bức tranh lớn và có hành động tốt đẹp. Nhưng trong những lúc đó, thay vì cố gắng làm mọi việc trở nên tốt hơn, chúng ta cần thời gian và ngồi xuống chịu đựng với người đang bị tổn thương. Cứu Chúa chúng ta đã làm như thế.



Thấu cảm mang lại sự chữa lành cho người khác. Hãy là một tia hy vọng đối với ai đó cần trong thời điểm đen tối của cuộc đời họ.


Kinh Thánh

Ngày 3Ngày 5

Thông tin về Kế hoạch

Showing Empathy

Thấu cảm giúp chúng ta nhận biết được nhu cầu của người khác và đem đến hy vọng và chữa lành cho cuộc đời họ. Thông thường, chúng ta đấu tranh với việc làm thế nào để bày tỏ sự thấu cảm. May mắn thay, chúng ta có một tấm...

More

Nguyên bản của Kế Hoạch Đọc này được tạo và cung cấp bởi YouVersion.

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi