Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Bày Tỏ Thấu CảmBài mẫu

Showing Empathy

NGÀY 2 TRONG 5

Hiệp Một Cần Sự Thấu Cảm



Thế giới chúng ta sống có thể khá chia rẽ. Đôi khi chúng ta không đồng ý về các vấn đề lớn như chính trị nhưng chúng ta cũng nhận thấy chính mình soi mói vào những điều nhỏ nhặt nhất, như đội thể thao và đồ ăn thường ngày. Chúng ta rất thường tìm cách bất đồng với nhau về mọi chủ đề.



Tuy nhiên, khi chúng ta rèn luyện khả năng thấu cảm, hiệp một sẽ trở nên rất thật trong các mối liên hệ trong đời sống bạn và sự đa dạng văn hoá của chúng ta. Để giải thích bằng cách nào sự thấu cảm mang lại sự hiệp một, hãy cùng nhìn xem 3 đoạn Kinh Thánh này:



Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ, tôi khuyên tất cả anh em hãy đồng một tiếng nói, để trong anh em không có sự chia rẽ, mà hiệp nhất với nhau trong tâm trí và mục tiêu. 1 Cô-rinh-tô 1:10 VIE2010



Vậy, nếu trong Đấng Christ có sự khích lệ nào, nếu trong tình yêu thương có sự an ủi nào, nếu trong Thánh Linh có sự thông công nào, nếu có lòng yêu thương và cảm thông thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm trí, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn.Phi-líp 2:1-2 VIE2010



Cuối cùng, tất cả anh em phải có tinh thần hiệp nhất, cảm thông, yêu mến anh em trong Chúa, có lòng nhân từ và tâm tình khiêm nhu. 1 Phi-e-rơ 3:8 VIE2010



Điểm chung của 3 đoạn Kinh Thánh này là gì? 



Tất cả nói về sự hiệp nhất trong tâm trí, và có đồng tư tưởng.



Vậy, điều đó có nghĩa rằng chúng ta nên đồng ý với mọi người trên thế giới về mọi điều phải không? Tất nhiên là không. Tất cả chúng ta có những xem xét và ước muốn không có giống mọi người. Và chúng ta đừng quên rằng Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta cách duy nhất tuyệt vời! Nhưng, chúng ta có thể tìm để giữ hình ảnh quan trọng ở hàng đầu. Đó là có đồng tư tưởng với nhau. Đồng tư tưởng nghĩa là bạn đang...



...tìm để "đặt mình vào vị trí của người khác" để hiểu trải nghiệm của họ.

...nhằm mục đích "biết được suy nghĩ người khác" để hiểu cái nhìn của họ.

...cố gắng để "đặt chính mình vào vị trí của người khác"để cảm nhận điều họ đang cảm nhận.



Khi chúng ta làm điều đó, cách chúng ta đối xử và đáp ứng với họ sẽ thay đổi. Chúng ta nhìn họ như một người có những cảm xúc thật và không chỉ là một người mà chúng ta muốn tranh luận. Chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ và ý kiến trong mọi cuộc nói chuyện, nhưng chúng ta bắt đầu nhìn thấy người khác trong một ánh sáng mới và có lẽ hiểu thấu lý do tại sao họ cảm nhận và tin vào điều họ làm.



Vậy, hãy tìm kiếm cách sống đồng cảm với người khác, không chỉ với họ, nhưng cũng với chúng ta nữa. Thường xuyên sống trong sự chia rẽ và xung đột với những người khác cướp đi tất cả của chúng ta. Tìm kiếm, hướng tới và cố gắng hiểu quan điểm của ai đó không có nghĩa là chúng ta yếu đuối. Đó thực sự cho thấy sức mạnh của chúng ta.


Ngày 1Ngày 3

Thông tin về Kế hoạch

Showing Empathy

Thấu cảm giúp chúng ta nhận biết được nhu cầu của người khác và đem đến hy vọng và chữa lành cho cuộc đời họ. Thông thường, chúng ta đấu tranh với việc làm thế nào để bày tỏ sự thấu cảm. May mắn thay, chúng ta có một tấm...

More

Nguyên bản của Kế Hoạch Đọc này được tạo và cung cấp bởi YouVersion.

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi