Biểu trưng YouVersion
Biểu tượng Tìm kiếm

Thông tin kế hoạch

Trong Mọi SựBài mẫu

In All Things

NGÀY 5 TRONG 5

Niềm vui của Chúng ta Quan trọng đối với Chúa Giê-xu



Vào đêm trước khi Ngài chết, Chúa Giê-xu đã chia sẻ bữa ăn cuối cùng và trò chuyện với các môn đồ của Ngài. Chúa Giê-xu lo lắng về điều gì khi Ngài chuẩn bị rời xa những người Ngài yêu thương? 



Trong Giăng 14–16, chúng ta đọc rằng Chúa Giê-xu an ủi các môn đồ của Ngài và khích lệ họ đừng lo lắng. Ngài cũng dạy họ tuân theo. Ngoài Chúa Giê-xu, họ không thể làm gì được. 



Và sau đó Chúa Giê-xu giải thích tại sao Ngài lại nói với họ tất cả những điều này. Ngài nói: “Ta nói với các con những điều nầy để niềm vui của Ta ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn.” (Giăng 15:11). 



Chúa Giê-xu quan tâm đến sự vui mừng của chúng ta. 



Khi tôi viết những lời này ngay bây giờ, mắt tôi rưng rưng. Tình yêu thật tuyệt vời, thật thiêng liêng! Trên đỉnh cao của sự thống khổ của chính Ngài, Chúa Giê-xu mong muốn sự vui mừng của tôi và của bạn. Thật không thể tin được, phải không? là Đấng vì niềm vui đặt trước mặt mình, vui chịu thập tự giá (Hê-bơ-rơ 12: 2). 



Và Chúa Giê-xu không hy vọng chúng ta có một chút hạnh phúc. Ngài muốn chúng ta có được niềm vui trọn vẹn — tràn trề, dồi dào. Sự vui mừng của chúng ta quan trọng đối với Chúa Giê-xu. 



Chúa Giê-xu là cội nguồn sự vui mừng của chúng ta và Ngài là Đấng duy trì niềm vui đó. Ngoài Ngài, cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những nỗ lực trống rỗng, vô nghĩa để tìm kiếm sự thỏa mãn. Chúng ta lang thang, khát khao tuyệt vọng cho đến khi chúng ta uống từ Ngài. Ngài là khởi đầu và kết thúc, Alpha và Omega. Mọi món quà tốt đều đến từ tay Ngài, và không có điều gì tốt đẹp tồn tại ngoài Ngài. Khát vọng vui mừng của chúng ta cuối cùng cũng là khát vọng đối với Chúa Giê-xu. 



Ở Phi-líp, chúng ta thấy được niềm vui đích thực. Niềm vui bắt đầu với sự cứu rỗi và tăng lên khi chúng ta trải nghiệm mối tương giao thực sự, hiểu được quyền cai trị của Đấng Christ, dự phần vào sự khiêm nhường của Đấng Christ và vâng theo Lời Đức Chúa Trời. Khi chúng ta trưởng thành trong đức tin, ước muốn của chúng ta thay đổi. Chúng ta khao khát được biết Chúa Giê-xu. Chúng ta đặt hy vọng vào sự vui mừng thiên đàng hơn là những hoàn cảnh trần thế. Chúng ta cầu nguyện với lòng tạ ơn thay vì băn khoăn lo lắng. Chúng ta dâng hiến rời rộng cho công việc của phúc âm. 



Cũng giống như Phao-lô đã học được bí quyết của sự thỏa lòng trong lúc dư dật và trong lúc thiếu thốn, khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên những người phụ nữ của sự vui mừng. 



Những lời cuối cùng của tôi với bạn phản ánh mong muốn sâu sắc nhất của tôi dành cho bạn: Đừng ngừng học Lời Đức Chúa Trời. Hãy ở trong Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Ngài, tìm kiếm Ngài liên tục. 



Nguyện xin sự vui mừng của Ngài ở trong bạn, và nguyện xin sự vui mừng đó tuôn tràn. 



Điều đó có nghĩa là chọn sự vui mừng, bất kể hoàn cảnh nào?


Ngày 4

Thông tin về Kế hoạch

In All Things

Thư tín Phao-lô viết cho hội thánh ở Phi-líp đã đi qua nhiều thế hệ để nuôi dưỡng và thử thách tấm lòng và tâm trí của chúng ta ngày nay. Sự tĩnh nguyện 5 ngày này mang đến cho bạn cảm nhận về sách Phi-líp, nhiều thế kỷ ...

More

Chúng tôi chân thành cảm ơn WaterBrook Multnomah đã cung cấp kế hoạch này. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập: https://waterbrookmultnomah.com/books/561570/in-all-things-by-melissa-b-kruger/

YouVersion sử dụng cookies để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn chấp nhận việc chúng tôi sử dụng cookies như được mô tả trong Chính sách Bảo mậtcủa chúng tôi